CÁC KẾT QUẢ DỰ KIẾN

Dự án hướng tới bốn Kết quả dự kiến thông qua bốn Hợp phần

HỢP PHẦN 1:

HỢP PHẦN 1:

Tăng cường tuân thủ các Tiêu chuẩn Vệ sinh và Kiểm dịch thực vật (SPS) để cải thiện tính an toàn của nông sản – thực phẩm Việt Nam và tạo thuận lợi cho xuất khẩu sang EU

- Xây dựng chương trình giám sát dư lượng cho các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật và nuôi trồng thủy sản
- Tăng cường thông tin và truyền thông về các loại sản phẩm thuốc trừ sâu và MRL được EU phê duyệt cho các sản phẩm nông nghiệp
- Xây dựng cơ sở dữ liệu nông sản, trong đó cung cấp hướng dẫn về việc sử dụng các hoạt chất để đáp ứng các yêu cầu về dư lượng tối đa cho phép (MRLs) của các quốc gia nhập khẩu
- Nâng cao năng lực cho các phòng thí nghiệm liên quan đến thử nghiệm hóa chất (ví dụ: phân tích dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón và kim loại nặng trong các sản phẩm nông nghiệp)
- Cải thiện sự phối hợp và năng lực của các cơ quan khác nhau liên quan đến các vấn đề SPS
- Phổ biến các tiêu chuẩn nông nghiệp tốt (ví dụ: Thực hành Nông nghiệp Tốt (GAP), Phân tích Mối nguy và Điểm Kiểm soát Tới hạn (HACCP)
- Phát triển hệ thống cảnh báo an toàn thực phẩm và hệ thống xác minh dấu vết
- Theo dõi kịp thời các khuyến nghị kiểm toán của EU

HỢP PHẦN 2:

HỢP PHẦN 2:

Xây dựng một cơ sở hạ tầng chất lượng quốc gia nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và giải quyết các rào cản kỹ thuật trong thương mại

- Trao đổi thông tin giữa EU và Việt Nam về các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp
- Phổ biến các quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp của EU cho các nhà xuất khẩu Việt Nam (thông qua việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo và các chương trình truyền thông đại chúng cũng như thông qua sự hỗ trợ của Trang thông tin hỗ trợ của EU)
- Nâng cao năng lực cho các cơ quan đánh giá sự phù hợp hướng tới sự công nhận và chứng nhận trong các lĩnh vực xuất khẩu được lựa chọn
- Tăng cường mạng lưới phòng thí nghiệm và phòng thử nghiệm

HỢP PHẦN 3:

HỢP PHẦN 3:

Xuất khẩu các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao từ Việt Nam sang EU, tập trung vào quốc tế hóa doanh nghiệp vừa và nhỏ và thực hành kinh doanh bền vững

(Hợp phần này do Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam trực tiếp quản lý. Các hoạt động sẽ được thực hiện thông qua các khoản tài trợ được trao trên cơ sở mời gọi đề xuất)
- Xây dựng thương hiệu và tiếp thị các sản phẩm hàng đầu của Việt Nam cho thị trường châu Âu
- Thúc đẩy các tiêu chuẩn tự nguyện về chất lượng,xã hội, môi trường và các chương trình chứng nhận
- Xây dựng các hoạt động thực tiễn có trách nhiệm với xã hội (ví dụ: Thương mại Bình đẳng)
- Xây dựng chứng nhận nông nghiệp hữu cơ để xuất khẩu
- Thúc đẩy quốc tế hóa các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

HỢP PHẦN 4:

HỢP PHẦN 4:

Thực hiện đầy đủ Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA), thông qua một cơ sở phản ứng nhanh

- Các cải tiến về quy định phù hợp với Lộ trình Định hướng Chung được soạn thảo theo các chương trình do EU tài trợ trước đó, bao gồm tất cả các chương của EVFTA (ví dụ: tiếp cận thị trường, tạo thuận lợi thương mại, thương mại dịch vụ, Doanh nghiệp Nhà nước, trợ cấp đầu tư, luật và chính sách cạnh tranh).
- Phổ biến thông tin về các cam kết EVFTA (bao gồm thông tin về các cam kết dịch vụ) thông qua một cổng thông tin chuyên dụng
- Đánh giá tác động của việc triển khai EVFTA đối với các lĩnh vực được lựa chọn và đối với thương mại và đầu tư song phương
- Tạo thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp, bao gồm các cơ chế Giải quyết Tranh chấp Đầu tư
- Đối thoại và nâng cao năng lực về các ưu tiên Phát triển Bền vững chung của EVFTA